TIN MỚI NHẤT!!!
Loading...

Arbitrage là gì? Ưu và nhược điểm của kinh doanh chênh lệch giá

Trong thị trường tài chính có rất nhiều từ ngữ chuyên môn được sử dụng đan xen. Arbitrage cũng là một thuật ngữ nhưng không phải ai cũng từng nghe qua. Vậy Arbitrage là gì và trong từng thị trường nó có những đặc điểm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Arbitrage nhé!
Arbitrage là gì?

Arbitrage là gì?

Arbitrage hay còn gọi là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá, cũng có người gọi là ác bít hay đảo hối, là một thuật ngữ quan trọng trong tài chính. Là nghiệp vụ thực hiện mua và bán một sản phẩm hay một công cụ tài chính giống nhau trên nhiều thị trường khác nhau ở cùng một thời điểm để thu lợi nhuận thông qua chênh lệch về giá. Đây được xem là lợi nhuận không rủi ro cho các nhà đầu tư / kinh doanh, là một trong những chiến lược giao dịch thường thấy trên các thị trường tài chính truyền thống.

Do sự thiếu hiệu quả trên thị trường dẫn đến chênh lệch giá và Arbitrage sẽ biến mất nếu các thị trường đều hoạt động một cách hoàn hảo, nhưng thị trường ít khi hoàn hảo. Quan trọng là ngay cả khi thị trường có một sự khác biệt về giá giữa hai hàng hóa bằng nhau, cũng luôn có một cơ hội Arbitrage.

Arbitrage khá đơn giản ngay cả với những người mới bắt đầu vì không cần có kiến thức vẫn có thể thực hiện được. Khi chênh lệch giá càng lớn thì sẽ càng thu được lợi nhuận. Chính vì vậy việc tạo tài khoản ở nhiều sàn giao dịch khác nhau là rất cần thiết.
Nghiệp vụ Arbitrage

Có mấy loại kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) trong thị trường ngoại hối?

Có nhiều cách phân loại kinh doanh chênh lệch giá nhưng về cơ bản Arbitrage có hai loại chính gồm:
  • Arbitrage hai điểm (Two Points Arbitrage): thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá của hai đồng tiền ở hai thị trường ngoại hối với nhau, hoặc 2 sàn khác với nhau.
  • Arbitrage ba điểm/ tam giác (Three Points Arbitrage): thì mở rộng hơn (cao hơn một bậc), nghĩa là so sánh giá của 3 loại tỷ giá ở 3 thị trường,  trường hợp này rất khó để nhìn ra sự chênh lệch giá vì có liên quan đến tỷ giá chéo. Nếu tỷ giá chéo thực trên thị trường khác với tỷ giá chéo trên lý thuyết thì nghiệp vụ Arbitrage 3 bên có thể xảy ra. Nghiệp vụ này thường dành cho những người có vốn lớn, bằng cách luân chuyển một tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác, sau đó lại chuyển tiếp sang một loại tiền tệ thứ ba (three-point arbitrage), cuối cùng lại đổi hết về tiền tệ ban đầu.
Ngoài ra, Arbitrage còn có thể thực hiện ở thị trường truyền thống, thông qua phương pháp M&A (mua lại & sáp nhập). Nhưng với cách mua lại cổ phần công ty có rất nhiều rủi ro.

Những ưu điểm, nhược điểm và rủi ro khi kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage

Ưu điểm

  • Đơn giản, thực hiện dễ dàng dù người dùng có ít kiến thức.
  • Ít rủi ro: ở một số trường hợp giá thị trường biến động mạnh thì Arbitrage sẽ nhanh chóng kết thúc các giao dịch lợi dụng sự chênh giá.
  • Chỉ cần có chênh lệch giá xuất hiện thì lúc nào cũng thu được lợi nhuận

Hạn chế

  • Rủi ro biến động giá trước khi bán ra.
  • Chỉ các nhà đầu tư tổ chức lớn, ngân hàng và các quĩ tài chính mới có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage. Các nhà đầu tư cá nhân thường không có khoản tiền lớn cần thiết để thực hiện và phí giao dịch sẽ lấy đi hầu hết khoản lợi nhuận mà họ có thể nhận được. Đây là một phương pháp chắc chắn sẽ thu lợi nhuận, nhưng đây không dành cho những người muốn kiếm lời trong khoảng thời gian ngắn.
  •  Do không thể đoán được thời điểm sẽ xuất hiện sự chênh lệch giá nên phải liên tục theo dõi các biểu đồ, rất mất thời gian. Nhưng thường các nhà đầu từ sẽ sử dụng công cụ chuyên môn. Hiện nay, để tìm kiếm một sự chênh lệch giá trên thị trường là rất khó mà nếu có thì thời gian xuất hiện cũng chỉ vài giây, tự bản thân thị trường sẽ trở về lại mức cân bằng dưới sự điều chỉnh của mối quan hệ cung cầu.
Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)

Rủi ro khi kinh doanh chênh lệch giá

Hành động mua và bán phải được thực hiện đồng thời ở 2 thị trường khác nhau nên nhà đầu tư cần tính toán và giao dịch theo hướng tự động, để chúng có thể thực hiện ngay lập tức, nếu chậm trễ khi giá 2 sàn đã bằng nhau thì bạn sẽ bị rủi ro về tỉ giá, lỗ phần phí giao dịch cùng nhiều loại phí khác.
Ngoài ra còn có 1 số rủi ro khác như:
  • Rủi ro cạnh tranh: hình thức kinh doanh chênh lệch giá chỉ dành cho những cá mập nhiều tiền. Tuy nhiên, vì lợi nhuận vô cùng hấp dẫn nên dẫn đến sự cạnh tranh từ các ngân hàng, các quỹ, hay từ chính xác broker với nhau. Và cạnh tranh càng lớn thì rủi ro sẽ càng cao.
  • Rủi ro trượt giá: Đây là sự khác biệt giữa giá dự kiến ​​và giá giao dịch thực ở thời điểm hiện tại. Điều này có thể gây ra bởi sự chậm trế đến từ Internet. Ngoài ra, nếu giao dịch vào đúng thời điểm thị trường biến động thì mức độ trượt giá sẽ càng cao. Gây rủi ro cho nhà giao dịch nhiều hơn.
  • Rủi ro biến động: Mặc dù thị trường forex khác với bitcoin là chúng luôn biến động, tuy nhiên bạn sẽ luôn ao ước thị trường càng biến động mạnh bạn càng thu được lời, không kể nếu khi thị trường càng thu hẹp thì mức biến động sẽ càng giảm và rủi ro của bạn sẽ càng lớn.
  • Rủi ro thanh khoản: Để 1 lệnh được khớp thì cần phải có bên mua và bên bán, trong trường hợp nếu bạn không tìm đủ lượng người mua và bán. Tức là khi thanh khoản thị trường trở nên yếu kém lợi nhuận thu về sẽ ít hơn thậm chí có khả năng bị thua lỗ.


Dựa vào những gì chúng tôi vừa kể trên, các bạn có thể thấy Arbitrage cung cấp những cơ hội chiến thắng tuyệt vời, nhưng chúng không dành cho những trader bình thường. Cần phải có nguồn vốn lớn, đòn bẩy và thanh khoản cao để tối đa lợi nhuận từ sự chênh lệch rất nhỏ của tỷ giá. Các quỹ đầu tư, các ngân hàng là những tổ chức có khả năng tận dụng lợi thế chênh lệch giá này một cách hiệu quả nhất.

Các tổ chức này giao dịch với tần suất cao và sử dụng hệ thống giao dịch với tốc độ lớn để tìm kiếm sự chênh lệch giá, mở và bán giao dịch một cách nhanh nhất. Điều này mang lại thanh khoản cho thị trường và làm thị trường trở nên hiệu quả hơn.

0 comments:

Đăng nhận xét